
Khi những cái cây phát triển vượt dạng tự nhiên của nó thì việc cày xới và dùng thuốc diệt côn trùng là cần thiết; cũng như khi xã hội loài người ngày càng sống xa lánh tự nhiên thì trường học trở nên cần thiết. Trong tự nhiên, trường học không có ý nghĩa gì.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha me phạm phải sai lầm tương tự như điều tôi đã làm với vườn quýt của mình lúc đầu. Ví dụ, dạy âm nhạc cho trẻ em cũng vô ích như việc cày xới đất. Tai của những đứa trẻ tự cảm nhận được âm nhạc tự nhiên. Tiếng róc rách của dòng suối, tiếng kêu của những con ếch bên bờ sông, tiếng xào xạc của những chiếc lá trong rừng, tất cả những âm thành này chính là âm nhạc thuần khiết nhất. Tuy nhiên, khi hàng loạt các tiếng ồn xuất hiện và làm rối loạn đôi tai, khả năng cảm nhận âm nhạc tự nhiên của đứa trẻ bị thoái hóa. Nếu điều đó tiếp tục xảy ra thì đứa trẻ sẽ mất khả năng nghe tiếng chim, tiếng lá, tiếng gió. Đó là lý do tại sao mọi người nghĩ rằng dạy âm nhạc cho trẻ em là cần thiết cho sự phát triển của chúng.
Một đứa trẻ được phát triển với 1 đôi tai thuần khiết có thể không chơi được các hợp âm thông thường trên đàn piano hay violon, nhưng tôi không nghĩ rằng việc đó có liên quan đến khả năng lắng nghe âm nhạc thật sự hoặc khả năng hát. Khi trái tim của nó tràn ngập những âm thanh thì có thể xem như đứa trẻ đó có tài năng âm nhạc.
Gần như ai cũng nghĩ tài năng tự nhiên là 1 cái gì đó hay ho, tuy
nhiên rất ít người hiểu được sự khác nhau giữa tự nhiên và mất tự nhiên.
Nếu những cái đọt non của cây ăn quả bị cắt bởi kéo thì nó có thể gây nên sự rối loạn nghiêm trọng mà không thể phục hồi lại được. Khi phát triển trong tự nhiên, các cành cây tỏa ra luân phiên nhau từ thân cây và lá của chúng đều có thể nhận được ánh sáng mặt trời. Nếu quá trình này bị can thiệp thì các cành cây mọc rối loạn, cái này đè cái kia và xoắn lẫn nhau, cuối cùng là những chiếc lá sẽ rụng vì không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Côn trùng sẽ xuất hiện. Nếu cây này không được cày xới trong năm sau thì các cành sẽ còn bị rụng nhiều hơn.
Loài người cùng với sự can thiệp của mình vào mọi thứ đã làm mọi thứ đảo lộn hết lên, và sau đó không chịu sửa chữa sai lầm của mình, rồi đến khi những bất ổn tích lũy lớn lên dần thì lại làm hết công sức mình để đối phó với nó. Và khi làm được gì đó trông có vẻ ổn, thì họ cứ cho rằng mình đã làm được điều thành công gì đó to lớn. Mọi người cứ lập đi lập lại điều này. Nó giống như là 1 tên khùng nhảy lên mái nhà và làm vỡ vài viên ngói trên mái nhà của anh ta. Sau đó khi trời mưa thì nước bắt đầu thấm và chảy xuống trần nhà, anh ta bắc thang lên và tìm mọi cách sửa chữa cái trần nhà đó, và sau đó hớn hở khi tìm ra được 1 giải pháp nào đó.
Điều này tương tự với các nhà khoa học. Cắm đầu vào sách vở ngày lẫn đêm đến độ bị cận thị, và nếu bạn thắc mắc là họ làm gì suốt thời gian đó – xin thưa đó là họ nghiên cứu cách chế tạo ra 1 loại kính để chữa chứng cận thị.
Về nguồn
Tôi đứng dựa vào chiếc lưỡi hái, ngừng làm việc và nhìn ra phía dãy núi và ngôi
làng bên dưới. Tôi tự hỏi bằng cách nào mà các triết lý của con người lại xoay vòng lẹ hơn cả 4 mùa trong tự nhiên.
Cái con đường mà tôi đã theo đuổi, cách thức canh tác tự nhiên này làm kinh ngạc nhiều người, họ xem đây như là hành động chống lại sự phát triển của khoa học. Nhưng tất cả những gì tôi làm trên các cánh đồng này là để chứng minh rằng loài người không hề biết gì cả. Bởi vì thế giới đang chuyển động với 1 năng lượng dữ dội theo chiều hướng ngược lại, cho nên trông có vẻ là tôi bị bỏ rơi lại phía sau, nhưng tôi chắc chắn rằng con đường tôi đang đi là con đường hợp lý nhất.
Trong suốt những năm qua, số lượng người có hứng thú với nông nghiệp tự nhiên đã tăng đáng kể. Dường như sự phát triển của khoa học đã đạt đến giới hạn, sự nghi ngờ đã giảm bớt, và đã đến lúc cần phải đánh giá lại. Mọi người có vẻ như đã thấy những phương thức nguyên thủy và tự nhiên lại có vẻ vượt xa so với khoa học hiện đại. Điều này lúc đầu trông có vẻ hơi lạ, nhưng với tôi tôi lại chẳng thấy nó kỳ lạ gì cả.
Tôi đã thảo luận với giáo sư Iinuma của đại học Kyoto. Hàng ngàn năm trước, nền nông nghiệp tại Nhật Bản không bao gồm việc cày xới, mãi đến tận thời đại Tokugawa 300-400 năm gần đây thì phương thức cày nông mới bắt đầu. Và kỹ thuật cày sâu đến Nhật Bản là từ nền nông nghiệp của phương Tây. Tôi cho rằng để đối phó với các vấn đề của tương lai, thế hệ tiếp theo sẽ quay lại phương thức canh tác tự nhiên, không cày cấy.
Để trồng trọt cây trồng trên những cánh đồng không cày cấy lúc ban đầu trông có vẻ như là 1 bước lùi, tuy nhiên qua nhiều năm, phương thức này đã được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của trường đại học và các trung tâm kiểm định nông nghiệp trên khắp đất nước và được xem là phương pháp đơn giản nhất, hiệu quả nhất và hiện đại nhất. Mặc dù cách thức này không thừa nhận khoa học hiện đại, nhưng nó đã trở nên tiêu biểu cho việc phát triển nông nghiệp hiện đại.
Tôi đã trình bày “phương thức canh tác không cày cấy gieo giống trực tiếp vụ lúa đông” này trong
các tạp chí nông
nghiệp cách đây 20
năm. Từ đó đến nay nó được in và giới thiệu ra công chúng bằng radio lẫn các chương trình truyền hình rất nhiều lần nhưng không ai thèm chú ý đến nó.
Và đột nhiên bây giờ, nó thành 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn có thể nói rằng nông nghiệp tự nhiên đã thành 1 cơn sóng lớn, các nhà báo, các giáo sư, các nhà nghiên cứu đổ xô đến các cánh đồng và cái chòi của tôi ở trên núi.
Mọi người đều có những góc nhìn khác nhau, đưa ra lời đánh giá cá nhân của mình và sau đó rời đi. Có người nhìn nó như là 1 cái gì đó nguyên thủy, có người cho rằng đây là sự lạc hậu, có người lại xem nó như là đỉnh cao của nông nghiệp, và có người tôn sùng và xem nó như là 1 sự đột phá vào tương lai. Nhìn chung, mọi người đánh giá nó theo 2 dạng, hoặc là bước tiến vào tương lai hoặc là bước lùi vào quá khứ. Chỉ có vài người có thể thấu hiểu được rằng nông nghiệp tự nhiên không tiến cũng chẳng lùi ra khỏi trung tâm của việc phát triển nông nghiệp.
Khi mọi người xa dần khỏi tự nhiên, họ đi mỗi lúc một xa so với trung tâm. Nhưng cùng lúc đó 1 hiệu hứng hướng tâm xuất hiện và khiến họ có mong muốn quay lại trở điểm trung tâm. Nhưng nếu mọi người chỉ tìm cách phản ứng lại, đi sang trái hay sang phải phụ thuộc vào các điều kiện thì kết quả chỉ là tạo ra nhiều hoạt động hơn. Cái điểm gốc không di chuyển, nó nằm bên ngoài khái niệm tương đối và không được chú ý đến. Tôi tin rằng ngay cả khi các hành động “về lại với tự nhiên” và “chống ô nhiễm” được thực hiện thì cũng không phải là 1 giải pháp đúng nếu như họ chỉ tập trung giải quyết phần ngọn mà không thấu hiểu cái gốc.
Thiên nhiên không thay đổi, mặc dù cách chúng ta nhìn nó thay đổi theo thời đại. Tuy nhiên canh tác tự nhiên vẫn tồn tại vĩnh viễn như là suối nguồn của nền nông nghiệp.
Một nguyên nhân khiến cho nông nghiệp tự nhiên không thể phát triển
Trong vòng 20-30 năm vừa qua phương thức trồng trọt lúa này cũng như các vụ lúa đông đã được kiểm định khắp các kiểu khí hậu cũng như điều kiện tự nhiên khác nhau. Gần như mỗi quận tại Nhật Bản đều thực hiện việc kiểm tra so sánh năng suất của phương pháp “gieo hạt trực tiếp không cày xới” này với cách trồng lúa mạch, lúa mỳ, lúa gạo có cày xới truyền thống. Kết quả của những cuộc kiểm tra này cho thấy không tìm ra bằng chứng mâu thuẫn lại việc áp dụng canh tác tự nhiên.
Vì thế, có người hỏi rằng tại sao sự thật này lại không được chia sẻ cho mọi người biết. Tôi nghĩ rằng 1 trong những nguyên nhân đó chính là thế giới này đã bị biến đổi theo cái chiều hướng mà mọi người không thể thấu hiểu bất cứ thứ gì 1 cách trọn vẹn. Ví dụ như là 1 chuyên gia về phòng chống côn trùng gây hại từ Trung tâm kiểm định quận Kochi đã đến để điều tra xem tại sao lại có rất ít rầy trên cánh đồng của tôi mặc dù tôi không dùng thuốc diệt côn trùng. Sau khi xem xét môi
trường sống, sự cân bằng giữa côn trùng và các kẻ thù tự nhiên, tỉ lệ nhện trên cánh đồng và nhiều thứ khác thì thấy số lượng rầy trên cánh đồng rất ít, tương đương với các cánh đồng tại Trung tâm, nhưng mà tại các cánh đồng đó họ đã xịt vô số loại thuốc hóa học độc hại lên rồi.
Các giáo sư cũng ngạc nhiên khi nhận ra rằng không chỉ số lượng các loại sâu rầy gây hại rất thấp mà các kẻ thù tự nhiên của chúng cũng có mặt rất nhiều trên các cánh đồng của tôi hơn là các cánh đồng của họ. Nhưng sau đó họ nhận ra rằng các cánh đồng này có thể duy trì trạng thái này là nhờ sự cân bằng của tự nhiên được tạo ra giữa nhiều nhóm côn trùng khác nhau. Ông
xác nhận rằng nếu phương pháp của tôi có thể được truyền dạy lại cho mọi người thì vấn đề sâu rầy phá hoại đồng ruộng có thể được giải quyết. Sau đó ông bước vào xe và quay về lại Kochi.
Nếu bạn hỏi tôi rằng các chuyên gia về cây trồng và phân bón đã đến đây chưa thì tôi xin trả lời là chưa. Hơn nữa, nếu bạn đề nghị được mở 1 cuộc hội thảo hoặc thảo luận về phương thức này trên diện rộng, thì các trạm nghiên cứu của quận sẽ trả lời kiểu như sau: “Xin lỗi, còn quá sớm cho việc đó. Chúng tôi phải nghiên cứu mọi khía cạnh có thể xảy ra trước khi ra quyết định cuối cùng”. Và phải mất hàng năm trước khi kết luận cuối cùng có thể được đưa ra.
Và điều này diễn ra mọi lúc. Các chuyên gia và các kỹ thuật viên từ mọi miền đất nước đến nông trại của tôi. Quan sát các cánh đồng dưới góc nhìn và chuyên môn của họ, và họ thường không thỏa mãn lắm với những gì thu thập được. Tuy nhiên, khoảng 5 hay 6 năm gì đó kể từ lần giáo sư từ trạm nghiên cứu đến đây, đã có 1 số sự thay đổi tại quận Kochi.
Năm nay, bộ phận phát triển nông nghiệp của đại học Kinki đã thiết lập 1 nhóm thực hiện dự án nông nghiệp tự nhiên, nhóm này gồm các sinh viên thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ cùng làm việc và tìm hiểu. Điều này có thể coi như là 1 bước tiến gần hơn, nhưng tôi có cảm giác là bước tiếp theo sẽ tương đương với 2 bước theo hướng ngược lại.
Các chuyên gia thường đánh gia theo kiểu này: “Cái
ý tưởng cơ bản của phương thức này thì ổn, nhưng nếu chúng ta sử dụng máy móc có thể sẽ tiện lợi hơn chăng?” hay là “Nếu anh dùng phân bón và thuốc diệt côn trùng trong 1 số trường hợp hoặc tại 1 số thời điểm nhất định có khi nào năng suất sẽ tăng lên?”. Luôn luôn có những người muốn kết hợp nông nghiệp tự nhiên và nông nghiệp khoa học. Tuy nhiên cách suy nghĩ này
hoàn toàn trái ngược với ý tưởng cốt lõi. Người nông dân nếu tiến dần đến việc thỏa hiệp thì sẽ không còn khả năng phê bình khoa học ở cấp độ cơ bản.
Canh tác tự nhiên rất đơn giản, nhẹ nhàng và nó chỉ ra con đường về nguồn của nông nghiệp.
....Còn tiếp...
Con người không biết gì về tự nhiên
Gần đây tôi có suy nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được những bước tiến mới nếu như các nhà khoa học, các nhà chính trị gia, nghệ sĩ, triết gia, lãnh tụ tôn giáo cũng như tất cả những ai làm việc trong các lĩnh vực ấy tập trung tại đây, cùng nhìn những cánh đồng này và trao đổi hòa hợp với nhau. Tôi nghĩ điều này sẽ phải xảy ra nếu như mọi người muốn nhìn xa hơn nữa, vượt khỏi lĩnh vực của họ.
Các nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể thấu hiểu thiên nhiên. Đó là cách mà họ nghĩ và hành động. Bởi vì họ tin rằng họ có thể hiểu được thiên nhiên nên họ tiến hành nghiên cứu, xem xét thiên nhiên và tìm cách
kiểm soát, sử dụng nó. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc thấu hiểu được bản chất thật sự của thiên nhiên vượt xa sự hiểu biết của con người.
Tôi thường trao đổi với những người trẻ tuổi tại các căn lều trên núi, họ đến đây để giúp đỡ và học về nông nghiệp tự nhiên, tôi nói cho họ biết là ai cũng có thể quan sát những cái cây ở trên núi. Họ có thể thấy màu xanh của những chiếc lá, họ có thể thấy các cây lúa. Họ nghĩ rằng họ biết màu xanh lá cây là gì. Khi hòa
mình vào thiên nhiên cả ngày lẫn đêm, có đôi lúc họ nghĩ rằng họ biết thiên nhiên là gì. Tuy nhiên cái
lúc mà họ nghĩ rằng họ bắt đầu hiểu được thiên nhiên thì là lúc họ bắt đầu đi sai hướng.
Tại sao việc biết được thiên nhiên là bất khả thi? Cái gọi là thiên nhiên thật ra chỉ là ý tưởng ở trong đầu của mỗi người mà thôi. Người có thể nhìn thấy thiên nhiên thật sự chính là những đứa trẻ sơ sinh. Chúng nhìn nhưng không nghĩ gì cả, rõ ràng và thuần khiết. Nếu chúng biết tên của các loài cây, cây quýt thuộc họ quýt, cây thông thuộc họ thông, thì tức là chúng không còn nhìn thiên
nhiên ở theo đúng bản chất của nó nữa.
Một vật thể bị tách rời ra khỏi cái chung thì nó không
còn là chính nó nữa.
Các chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực tập họp lại ở đây và quan sát nhiều khía cạnh của cây lúa. Các chuyên gia về sâu bệnh chỉ thấy các vấn đề về sâu bệnh, các chuyên gia về dinh dưỡng cây trồng chỉ nhìn thấy sức sống của cây. Điều này là không thể tránh khỏi trong thời đại bây giờ.
Ví dụ như tôi đã từng nói với 1 người đàn ông lịch lãm đến từ 1 trạm nghiên cứu khi ông đang điều tra, xem xét mối liên hệ giữa rầy và nhện trên các cánh đồng của tôi: “Thưa giáo sư, bởi vì ông đang điều tra về các con nhện nên ông đã quên mất rằng nó chỉ là 1 trong số hàng tá các kẻ thù tự nhiên của loài rầy. Năm nay loài nhện xuất hiện nhiều, nhưng năm ngoái lại là cóc. Trước đó thì ếch lại chiếm số đông. Có rất nhiều sự thay đổi liên tục.”
No comments:
Post a Comment